image banner
NÂNG CAO NHẬN THỨC ĐỐI VỚI ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Tôn giáo luôn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống chính trị, có tầm quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực hiện nay, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, một trong những mũi nhọn là sử dụng tôn giáo can thiệp vào nội bộ các quốc gia, vì vậy an ninh trong lĩnh vực tôn giáo luôn mang tính thời sự.

          Trong thời gian qua, các thế lực thù địch lợi dung tôn giáo để công kích, xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước ta với nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt, cụ thể như: “Việt Nam đàn áp tôn giáo”, “vi phạm quyền tự do tôn giáo” của người dân; yêu cầu các tôn giáo phải được hoạt động tự do, không cần đặt dưới sự quản lý của Nhà nước… Ngoài ra chúng còn soạn thảo, đăng tải và chia sẻ các bài viết, hình ảnh, videos có nội dung sai sự thật lên các trang mạng facebook, zalo, youtube, nhằm để đả kích, nói xấu chế độ, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; không dừng ở đó với các chiêu thức, thủ đoạn lợi dụng đức tin của quần chúng nhân dân để lôi kéo, tập hợp lực lượng để truyền đạo trái phép, tổ chức biểu tình, gây rối, làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Mục đích chúng muốn hướng đến là vẽ nên bức tranh màu đen, méo mó không đúng sự thật về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam từ đó kêu gọi quốc tế “gây sức ép”, “can thiệp” vào nước ta. Và hơn hết chúng muốn hòng làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa và chuyển hướng cách mạng Việt Nam theo ý đồ của các nước phương Tây.

          Song song với đó, các phần tử cực đoan trong và ngoài tôn giáo đã lợi dụng triệt để các vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai liên quan đến tôn giáo để kích động các hoạt động chống đối, tạo ra nguồn dư luận xấu và gây mâu thuẫn sâu sắc giữa quần chúng tín và Chính quyền nhân dân. Đáng lo ngại hơn cả là việc việc thành lập các cơ sở tôn giáo trực thuộc chưa được sự chấp thuận của chính quyền, sau khi đã xây dựng cơ sở thờ tự xong, các đối tượng tuyên truyền lôi kéo tín đồ gây sức ép để chính quyền công nhận. Các hoạt động ấy tưởng chừng như đơn giản nhưng nó luôn tiềm ẩn nguy cơ bị thế lực thù địch lợi để gây chia rẽ giữa tôn giáo với chính quyền, giữa người theo đạo và người không theo đạo, cũng như tiến hành các hoạt động chống phá, gây bất ổn chính trị – xã hội.

          Đáng chú ý, ở một số vùng xâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số xuất hiện nhiều vấn đề “tà đạo” vừa qua cũng nổi lên là hoạt động hoạt động của một số nhóm theo "Thanh Hải vô thượng sư" của người kinh, "Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên” của người DTTS tại chỗ. Đây là những tổ chức phản động núp bóng tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, hoạt động trái với thuần phong mĩ tục, trái với luật pháp, chia rẽ đoàn kết trong nội bộ nhân dân, trong nội bộ một số tôn giáo, kích động tín đồ tạo phe phái để chống đối lẫn nhau, ly khai, thành lập tổ chức khác.

          Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay rất quan tâm đến việc bảo đảm cho quần chúng nhân dân thực hiện các quyền dân chủ, trong đó đặc biệt chú ý đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Nhà nước ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và nhiều văn bản pháp luật khác, như: Bộ luật dân sự năm 2006, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số 22/2005/NĐ – CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, gần đây nhất là quy định trong Hiến pháp 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

          Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành chủ trương “tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, chính vì vậy mà tình hình tôn giáo được ổn định hơn, đời sống tôn giáo có những biến đổi sâu sắc cả về số lượng lẫn phạm vi hoạt động, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng, bảo đảm.

          Trong tình hình hiện nay, các thế lực thù địch vẫn đang tìm cách thực hiện các hoạt động chống phá cách mạng phải ra sức trang giành tín đồ bằng thần quyền, giáo lý, bằng các thủ đoạn lừa bịp. Vì vậy muốn đấu tranh có hiệu quả với các thủ đoạn họat động của địch, cần phải có sự chung tay phòng ngừa và đấu tranh của cả hệ thống chính trị, trong đó quần chúng tín đồ đóng vai trò vô cùng quan trọng, mỗi tín đồ tôn giáo cũng đồng thời là công dân Việt Nam, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân trên cơ sở pháp luật, không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Đồng thời, các chức sắc, tín đồ và người dân hãy luôn đề cao tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện và tố giác, ngăn chặn hành vi của các đối tượng lợi dụng tôn giáo để có hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự. Đây là một phương cách hiệu quả nhằm để bảo vệ chính mình, bảo vệ xã hội và chính là bảo vệ các tôn giáo được Nhà nước công nhận./.

    Nguồn: HLT 

 

Đại uý Lê Văn Út
Tin mới
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND PHƯỜNG 2
Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 2
Chịu trách nhiệm nội dung: Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND Phường 2
Địa chỉ: 06, Đường Nguyễn Huệ, Phường 2, Thành Phố Tuy Hoà, Phú Yên
Điện thoại: -
 Email: phuong2.tuyhoa@phuyen.gov,vn