Hiện nay, tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc cấp) đang bùng phát ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và có chiều hướng ngày càng tăng, lây lan trên diện rộng.
Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt trên địa bàn Thành phố nói riêng và trên địa bàn Phường 2 nói chung.
Cách phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ cho bản thân, gia đình và cộng đồng các em học sinh cần biết đau mắt đỏ là gì? Những triệu chứng và diễn biến của bệnh ra sao để bản thân có cách phòng ngừa bệnh.
1. Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc do nhiễm khuẩn, virut, viêm dị ứng gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào khoảng tháng 7-9, là những tháng mưa nhiều.
2. Triệu chứng:
Người bị đau mắt đỏ thường có những biểu hiện như sau:
Mắt đau rầm rộ, cộm, cảm giác như cát trong mắt.
Chảy nước mắt và có nhiều rỉ, có khi sáng ngủ dậy rỉ làm mi mắt dính chặt.
Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày lây sang đến mắt thứ hai…
Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ , nổi hạch trước tai ( hay gặp ở trẻ em).
Trong những truờng hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc (tròng đen), khi đó thị lực có thể giảm.
3. Diễn biến:
Các triệu chứng trên thường rầm rộ khoảng 3 ngày đầu sau giảm dần, đại đa số lành tính, ít để lại di chứng.
Một số ít có thể có giả mạc ở kết mạc mi (mắt thường sưng khó mở, có dịch màu hồng...).
Một số có thể có biến chứng Viêm giác mạc chấm khi đó sẽ có ảnh hưởng đến thị lực.
Viêm kết mạc trên người bệnh có các bệnh mạn tính khác về mắt như: mắt hột, sẹo giác mạc cũ, tắc lệ đạo...sẽ làm cho bệnh tiến triển nặng thêm;
4. Cách điều trì bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ có thể theo dõi tại nhà và thực hiện các thao tác sau:
Chườm lạnh nhằm giảm khó chịu mắt, sưng mi
Rửa mặt, tay thường xuyên với xà bông.
Tránh dùng chung ly, bát, khăn mặt… với người khác.
Tránh dụi mắt, không đi bơi.
Nên nghỉ học, nghỉ làm trong 1 tuần.
Đối với trường hợp cần phải sử dụng thuốc kê toa, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh đau mắt để chỉ định thuốc nhỏ mắt hay thuốc uống phù hợp. Cụ thể:
- Đau mắt đỏ do Virus sẽ kéo dài 4 – 7 ngày rồi tự khỏi nhưng lại dễ lây lan. Trường hợp này, không cần dùng kháng sinh vì không có tác dụng đối với virus. Người bệnh chỉ cần rửa sạch mắt mỗi ngày là đủ.
- Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Nếu vi khuẩn là tác nhân gây đau mắt đỏ, cần uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp cùng thuốc mỡ bôi.
- Đau mắt do dị ứng: Thuốc kháng histamin (gồm thuốc uống hoặc thuốc nhỏ) có thể giúp giảm đau mắt đỏ do nguyên nhân này nhưng sẽ khiến mắt bị khô. Trường hợp này, người bệnh cần gặp bác sĩ khoa mắt để được chỉ dẫn cách điều trị thích hợp.
Thực phẩm NÊN và KHÔNG NÊN ăn khi bị đau mắt đỏ? Dinh dưỡng hợp lý giúp tăng sức đề kháng cho đôi mắt, ngăn ngừa biến chứng xấu của bệnh đau mắt đỏ.
1. Thực phẩm NÊN ĂN
Chú ý bổ sung nhóm thực phẩm cho mắt để duy trì đôi mắt khỏe mạnh
Thực phẩm giàu vitamin A: có nhiều trong cá, gan động vật, khoai lang, bí ngô, rau có màu xanh đậm, cà chua, ớt chuông xanh, sản phẩm từ sữa…
Thực phẩm giàu vitamin K: được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm quen thuộc như trứng, cà rốt, dưa chuột, cần tây, măng tây, rau xà lách, bông cải xanh…
Thực phẩm giàu vitamin C: các loại quả như đu đủ, dâu tây, kiwi, xoài, cải xanh, ớt chuông…
Thực phẩm giàu vitamin B: thịt gà, trứng, cá hồi, gan động vật, bông cải xanh, nấm, các loại hạt và các loại đậu…
2. Thực phẩm NÊN KIÊNG: thực phẩm có mùi tanh nồng như tôm, cua, ốc, cá mè…
Thực phẩm có chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước uống có gas, thực phẩm có tính nóng ...
UBND Phường kêu gọi mọi người hãy tự phòng bệnh cho bản thân, gia đình và toàn xã hội để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh, trong đó có dịch bệnh đau mắt đỏ.